Tụt lợi chân răng là gì? Điều trị ở đâu hiệu quả? Nha khoa Sdental
Tụt lợi chân răng là tình trạng nướu (lợi) rút lại, khiến chân răng lộ ra và gây ra cảm giác ê buốt. Đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều hậu quả nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy tụt lợi chân răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Nha khoa Sdental tìm hiểu ngay để có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Tụt lợi chân răng là gì?
Răng bị tụt lợi (nướu) là tình trạng phần lợi bao quanh chân răng dịch xuống cuống răng, phần thân răng bị lộ ra bên ngoài. Tụt nướu có thể chỉ xảy ra ở một khu vực, một vài răng nhưng cũng có thể xảy ra ở cả hàm răng trên và hàm răng dưới.
Tụt lợi hàm trên là dạng tụt lợi dễ phát hiện nhất do phần lợi bị rủ sâu lộ ra khoảng trống giữa các răng. Tụt lợi hàm dưới sẽ khó phát hiện hơn do bị khuất, môi dưới bao phủ phần răng và nướu.
Dù là tụt hàm trên hay dưới đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vậy nên chúng ta cần lưu ý những biểu hiện của tụt lợi chân răng để phát hiện kịp thời:
- Lợi sưng đỏ, cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Khi đánh răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa gặp tình trạng chảy máu chân răng.
- Khi nói chuyện, hơi thở có mùi khó chịu.
- Lợi rút lại khiến , sức khỏe răng bị ảnh hưởng khiến răng có thể bị lung lay.
Tụt lợi chân răng có nguy hiểm không?
Tụt lợi chân răng (tụt nướu) là tình trạng mà phần nướu bảo vệ răng bị rút xuống, để lộ chân răng. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Nguy hiểm của tụt lợi chân răng:
- Răng nhạy cảm: Chân răng lộ ra sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ, thức ăn và vi khuẩn. Điều này dẫn đến cảm giác ê buốt, đau đớn khi ăn uống.
- Viêm nhiễm: Khi tụt lợi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào chân răng, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như viêm tủy, chảy máu chân răng và thậm chí tiêu xương răng.
- Hôi miệng và sâu răng: Việc vệ sinh khó khăn khiến vi khuẩn và mảng bám dễ hình thành, gây hôi miệng và nguy cơ sâu răng cao hơn.
- Mất thẩm mỹ: Nướu tụt khiến răng trông dài hơn, ngả vàng, tạo kẽ hở giữa các răng, ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp.
Tụt lợi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Việc phát hiện và xử lý sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh các hậu quả không mong muốn.
Nguyên nhân gây tụt lợi chân răng
Tụt lợi chân răng là tình trạng phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây tụt lợi:
- Bệnh lý răng miệng: Các vấn đề như viêm lợi, viêm nha chu, cao răng tích tụ lâu ngày không được vệ sinh định kỳ là nguyên nhân chính gây tổn thương nướu và tụt lợi.
- Tác động sinh lý: Tình trạng tụt lợi thường tăng theo độ tuổi. Ở người cao tuổi, nguy cơ tụt lợi cao hơn so với trẻ em, đặc biệt phụ nữ trải qua giai đoạn thay đổi nội tiết tố (như mang thai hoặc mãn kinh) có nguy cơ cao hơn do cơ thể nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Thói quen xấu: Việc chải răng sai kỹ thuật, dùng lực quá mạnh có thể làm mòn lợi, khiến lợi dần bị tụt. Răng xô lệch hay các thói quen như nghiến răng, hút thuốc lá cũng gây hại đến nướu, dẫn đến tụt lợi.
Cách điều trị tụt lợi chân răng hiệu quả tại nhà
Tụt lợi chân răng có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện kịp thời. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là các phương pháp điều trị cho từng mức độ tụt lợi:
Điều trị tụt lợi nhẹ
- Vệ sinh khoang miệng: Đến nha khoa để bác sĩ lấy sạch cao răng và vệ sinh khoang miệng.
- Sử dụng thuốc: Dùng gel ngậm flour hoặc thuốc trị viêm lợi để phục hồi sức khỏe răng miệng.
- Chăm sóc tại nhà: Vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải lông mềm, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
- Tái khám định kỳ: Để đảm bảo tình trạng không tái phát.
Điều trị tụt lợi nặng
- Nạo túi nha chu: Loại bỏ vi khuẩn có hại và khâu mô lợi tại vị trí gốc răng.
- Ghép mô lợi: Sử dụng mô từ khoang miệng để bù đắp phần lợi đã bị tụt, giúp tái tạo trạng thái nướu bình thường.
- Phẫu thuật ghép xương: Chỉ thực hiện khi có phần xương răng bị phá hủy nặng, bác sĩ sẽ tư vấn vật liệu ghép xương phù hợp.
Biện pháp ngăn ngừa tái phát
- Đánh răng: Ít nhất 2 lần/ngày sau bữa sáng và trước khi đi ngủ.
- Sử dụng bàn chải: Lựa chọn bàn chải đánh răng có đầu cọ mềm để tránh tổn thương nướu.
- Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Làm sạch các kẽ răng mà bàn chải khó chạm tới.
- Lấy cao răng định kỳ: 6 tháng – 1 năm/lần tùy vào lượng cao răng.
- Thăm khám nha khoa: Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng.
Cách điều trị tụt lợi răng tại nha khoa Sdental
Tại SDental, bạn sẽ được chuẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp, hiệu quả nhất. Nha khoa Sdental cam kết cung cấp các phương pháp điều trị tụt lợi răng hiệu quả, giúp khôi phục chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Đánh giá và loại bỏ yếu tố bệnh lý
Sau khi thăm khám, bác sĩ tại Sdental sẽ đánh giá tình trạng tụt lợi răng và loại bỏ các yếu tố gây bệnh như cao răng và viêm nướu. Quá trình này giúp tình trạng tụt lợi ngừng tiến triển. Đặc biệt, với một số trường hợp tụt lợi nhẹ, khi bệnh nhân tuân thủ chải răng đúng cách và duy trì vệ sinh răng miệng, lợi có thể tự phục hồi mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị tụt lợi
Khi tình trạng tụt lợi ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc chức năng ăn nhai, nha khoa Sdental sẽ tiến hành các phương pháp phẫu thuật để khôi phục mô lợi.
- Kỹ thuật đặt vạt về phía thân răng: Phương pháp này phù hợp với các trường hợp tụt lợi nhẹ. Bác sĩ sẽ di chuyển mô lợi về phía thân răng để che phủ chân răng bị lộ, đồng thời ngăn chặn quá trình tụt lợi.
- Ghép lợi và mô liên kết: Đối với các tình huống tụt lợi nặng và mô lợi thiếu hụt, phương pháp ghép mô liên kết sẽ được chỉ định. Mảnh ghép thường được lấy từ vùng khẩu cái và cấy ghép vào vị trí thiếu mô, giúp che phủ chân răng và khôi phục độ dày mô lợi.
Thẩm mỹ răng sứ
Đối với những bệnh nhân mong muốn cải thiện thẩm mỹ khi tụt lợi gây hở tam giác đen giữa các răng hoặc khi răng bị nhiễm màu, Sdental cung cấp giải pháp bọc răng sứ hoặc dán sứ veneer. Phương pháp này không chỉ khôi phục thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ chân răng khỏi ê buốt.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng tụt lợi chân răng, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về vấn đề này cũng như sơ lược về những phương pháp điều trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi, mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với đội ngũ tư vấn, bác sĩ chuyên khoa tại SDental theo địa chỉ sau.